Kết quả tìm kiếm cho "1ha lời 500 triệu"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 52
Những năm qua, phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành) được quan tâm triển khai sâu rộng, hiệu quả, với nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng làm giàu của nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL cho thấy, không chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Khi xây dựng được cơ chế cho thị trường tín chỉ carbon, nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) sẽ thêm lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ carbon, hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Với nỗ lực triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL (Đề án cá tra 3 cấp), An Giang hướng đến trở thành trung tâm cung ứng giống cá tra uy tín cho cả vùng. Mấu chốt thành công là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, triển khai chuỗi liên kết bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) tham gia chuỗi, đầu tư công nghệ cao vào quy trình sản xuất con giống.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng cá tra vẫn là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của An Giang, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng 5,1% của ngành thủy sản năm 2023. Sang năm 2024, khi lạm phát được kiềm chế, kinh tế thế giới dần hồi phục, cơ hội thị trường cho cá tra nhiều hơn. Từ đó, đòi hỏi doanh nghiệp (DN) cần chuẩn bị tốt, nhất là tăng cường liên kết xây dựng vùng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Những ngày này, nông dân ở thủ phủ cam đặc sản Khe Mây, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương thu hoạch sản phẩm để xuất bán. Với chất lượng vượt trội so với giống cam ở các vùng khác, loại quả đặc sản này đã giúp bà con nông dân ở đây có thu nhập ổn định.
Hôm nay (ngày 20/6), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chợ Mới vui mừng tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Nhơn Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đó là kết quả sau 12 năm xây dựng NTM, Nhơn Mỹ với nhiều kết quả nổi bật. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 hơn 59,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 1,77%.
Việc tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp (DN) và hợp tác xã (HTX), nông dân là yếu tố quan trọng nhằm hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, vai trò trung gian kết nối, giám sát của ngành chức năng và chính quyền địa phương là yêu cầu cần thiết.
UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định 14/2023/QĐ-UBND, ngày 5/4/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/4/2023, thay thế Quyết định 70/2021/QĐ-UBND, ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh.
Nhạy bén với thị trường, một số nông dân ở xã Long Kiến (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) quyết định chuyển sang trồng hoa giấy trên nền đất ruộng, nhằm cải thiện kinh tế. Vừa bán gốc nguyên thủy, nông dân còn học hỏi kỹ thuật ghép cành, tạo thêm nhiều màu sắc cho cây, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng của người dân, đặc biệt là phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
Thời gian qua, nông dân Thoại Sơn luôn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra sản phẩm nông sản ngày càng chất lượng.
Đến nay, diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) phát triển hơn 718ha. Trong đó, diện tích tưới nước tiết kiệm không ngừng tăng (hơn 263ha). Hưởng ứng chủ chương chuyển đổi cây trồng, nhiều mô hình sản xuất mới đã được nông dân áp dụng, khẳng định được hiệu quả, thu nhập khả quan hoặc phù hợp với điều kiện đất nông nghiệp, quy mô sản xuất của nông dân.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi đang là hướng đi mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người nông dân tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.